Các Chất Liệu Hội Hoạ

LOGO moi123

 Xưởng Vẽ Hà Nội

(Sản phẩm nghệ thuật & Trải nghiệm sáng tạo)

  Số điện thoại: 09.16.16.17.16

 [email protected]

Trang chủ»Giới Thiệu»Chất Liệu

Các Chất Liệu Hội Hoạ

Để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ đa dạng và phong phú của khách hàng, xưởng vẽ  TRANH ĐẸP HÀ NỘI chúng tôi xin giới thiệu 5 chất liệu tranh vẽ cơ bản mà các họa sĩ chúng tôi sử dụng thành thạo nhất. Về đặc tính các chất liệu phải viết rất nhiều rất nhiều các trang giấy của 5 năm trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam đào tạo cũng không diễn tả hết, và dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược hết sức ngắn gọn thấy sự khác biệt giữa chúng.

1.Tranh sơn dầu

Tranh sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai), dầu óc chó, dầu cây rum hay dầu cù túc. Tranh sơn dầu tiếng anh là Oil painting. Là loại tranh phổ biến và được yêu thích nhất, được gọi theo tên của chất liệu vẽ tranh đó là sơn dầu. Tranh sơn dầu là quá trình vẽ các bức tranh với các chất màu được làm từ sơn dầu. Sơn dầu có thể vẽ trên nền gỗ, kim loại, canvas (vải),... Các loại dầu với những nguyên liệu khác nhau sẽ cho ra những loại sơn dầu có thuộc tính khác biệt.

 

   unnamed      201172994855492      hoc-ve-tranh-son-dau-hinh-anh3

 

Không giống như tempera, sơn acrylic, màu nước hoặc bột màu, tất cả đều khô bằng cách bay hơi, sơn dầu khô bằng quá trình oxy hóa - nghĩa là, dầu phản ứng hóa học với oxy trong không khí và dần dần chuyển từ dạng lỏng sang dạng gel và cuối cùng trở nên cứng. Vì thế khi vẽ sơn dầu ta cần thời gian để lớp màu trước se khô ta sẽ vẽ tiếp lớp màu sau. Thời gian se kho khoảng từ 4 ngày đến 7 ngày thậm chí rất lâu hơn nữa tùy thuộc vào độ dày - mỏng của lớp vẽ, phụ thuộc vào màu đậm hay nhạt, rồi chất liệu do các hãng sản xuất cũng phác nhau nữa...v.v

 

                                           3696a44879411f5d59bf917176846a8d         ffb75ff751cda14a68129ecf4370053f

 

Những ưu điểm chính của sơn dầu là tính linh hoạt và độ sâu của màu sắc. Chúng có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, từ tráng men mỏng pha loãng với nhựa thông đến tráng men dày đặc. Bởi vì nó khô chậm, các nghệ sĩ có thể tiếp tục sơn trong thời gian dài hơn nhiều so với các loại sơn khác. Điều này tạo cơ hội lớn hơn cho việc pha trộn và phân lớp. Dầu cũng cho phép nghệ sĩ tạo ra nhiều màu sắc phong phú hơn cũng như một loạt các chuyển đổi âm sắc và sắc thái.

 

   ve-chan-dung-1

 

                     28e624af190bd2c67602bec88ee4721d                      3052fe0a9e0bc481945dfa3e76f8efda                     78064604a2a333bc832b371055181ce4

 

2.Tranh sơn mài

Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự.

 

   unnamed 1  son-mai-la-gi  be328ef4dc8e89fdfa75e3517da5ac7b

 

Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.

 

                                       fdghffjh           121149530 1206483863057842 6468401268778506320 o

 

Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.

 

                                  

 

3.Tìm hiểu tranh lụa Việt Nam

Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình, tranh lụa thường được nhắc đến ở một số nước ở phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Với đặc tính thoáng, nhiều ô trống, sợi dai nhưng mềm và mịn, lụa có độ thấm hút tốt, khó phai và chấp nhận được màu bôi lên nó mà vẫn đem lại cảm giác mềm mại, trong và sâu.

 

                 hqdefault               tranh-lua-viet-nam13             tranh-lua-viet-nam14

 

  Vẻ đẹp của chất liệu có trong lụa khác hẳn với các chất liệu có trong sơn mài, sơn dầu nên trong lĩnh vực hội họa, duy nhất tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu làm nền tranh chứ không theo chất liệu vẽ lên trên nền đó. Có thể nói, nền lụa là một trong những chất liệu hội họa đặc thù và độc đáo.

  Màu vẽ để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Theo dân gian, màu vẽ trên lụa được chế từ những sản phẩm thiên nhiên, có sẵn và dễ kiếm, như màu đen từ tro than lá tre, màu xanh từ lá chàm, màu vàng từ nướchoa hòe (giã nhỏ hoa và lọc lấy nước cốt) hoặc từ cây gỗ vang, trắng từ điệp tán nhỏ. Những màu từ thiên nhiên này rất bền, sắc độ đằm chín tự nhiên nhưng kém phần tươi tắn so với màu nước hiện đại. Ngày nay, nhiều họa sĩcòn dùng những họa phẩm đục, dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu,... để thử sức với lụa.

   

                     3687e0315803efa7572826ab0a4c63d8                maxresdefault

  Nghệ thuật đặt màu lên lụa cũng hết sức tinh tế và chủ động vì khi lụa đã ngấm màu thì không thể nào làm cho chúng sáng lại được nữa, khác hẳn với sơn dầu hay bột màu, có thể dùng màu nọ chồng lấp lên màu kia. Nhưng ưu thế lớn nhất của tranh lụa chính là sự mềm mại, nhuần nhị, êm ả và sâu lắng. Để tạo được hiệu quả như vậy, các họa sĩ thường phải vẽ nhiều lần cho một mảng màu để màu thấm vào từng thớ lụa. Nếu như trong kỹ thuật sơn mài có phần việc mài sơn cũng được coi là vẽ thì trong kỹ thuật tranh lụa,việc rửa lụa cũng cần phải tính toán kỹ.

  Ở tranh lụa, bản thân chất lụa đã rất mong manh, mịn màng. Thông thường các họa sĩ ít dùng những khối nổi không gian của tự nhiên, ít sử dụng đến ánh sáng như cách vẽ của sơn dầu. Người họa sĩ sáng tạo theo một không gian của mình, có khi không nhờ đến một phối cảnh nào, hoặc chỉ gợi lên bằng cách sử dụng những bộ phận của phối cảnh. Trong tương quan giữa người và phối cảnh, có khi họa sĩ dùng sắc độ mạnh để nhấn vào người, còn cảnh vẫn để ở sắc độ trung bình hoặc làm nhẹ đi để tôn các nhân vật nhưng vẫn tạo ra sự thống nhất. Có khi vật ở tiền cảnh được thể hiện mờ đi để tôn vật ở xa hơn mà vẫn không gây xáo trộn về không gian. Sự vẽ rõ nét hoặc làm mờ nhòe đi trong tranh lụa được xử lý theo chủ ý của họa sĩ bằng một tương quan hợp lý mà họa sĩ đặt ra, khiến người xem có thể xem gần hay xa cũng được.

 

             01072020151539892-7 resize        phongcnhtgybc        images 

 

Cũng như sơn mài, lụa hạn chế trong việc diễn tả ánh sáng, tả chất, vờn khối, không gian và thậm chí cả màu sắc. Tranh lụa thường sử dụng mảng và nét để thể hiện thế giới khách quan. Sự thay đổi phong phú đa dạng các mảng hình trong tranh lụa chỉ đơn thuần là các mảng phẳng thì sẽ rất đơn điệu, vì vậy các họa sĩ đã tìm tòi đưa các chi tiết, họa tiết vào trong các mảng hình ấy để tạo sự sinh động, hấp dẫn và cuốn hút người xem

 

                   131325009 3919673278065248 6146555136892536228 o           21427595 1677603235605608 9051465225860397240 o          gggg

 

4.Tranh khắc gỗ

Trong dòng chảy của nghệ thuật thì tranh khắc gỗ Việt Nam đã có những đóng góp không hề nhỏ để tạo nên được một diện mạo đầy ấn tượng và nổi bật với những đặc trưng riêng của cái “hồn” dân tộc. Tranh khắc gỗ vừa là một loại hình nghệ thuật nhưng cũng vừa là phương tiện để truyền tải cảm xúc và mỹ cảm đương đại. Chính vì thế mà dòng tranh này mang một giá trị vô cùng lớn lao, đó chính là một chiếc cầu nối liền từ quá khứ cho đến hiện tại ngày hôm nay

 

                           03339ba61a2e6601d04cfc1328152595           143420028295IMG 1081-web               4e12f2905c057f9f2ab48917c267214a

 

 Lịch sử hình thành và phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam

Có rất nhiều người thường cho rằng dòng tranh khắc gỗ Việt Nam được hình thành và phát triển bắt đầu từ năm 1925, thế nhưng khi nhìn lại lịch sử của nước nhà thì điều này chưa thực chính xác. Bởi theo sử sách thì tranh khắc gỗ đã được hình thành từ thời xa xưa, chính xác là từ thời Lý (1009 – 1025) đã có nghề khắc ván in Kinh Phật trong triều đình, không chỉ là chỉ khắc chữ mà những bản khắc này rất có thể còn là những hình ảnh được điêu khắc kèm theo trên ván. Tiếp đến vào năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy, với bộ ván in khắc sẵn bằng gỗ với mệnh giá và hình trang trí. Tuy nhiên do chiến tranh, bạo loạn của giặc Minh đã tàn phá đất nước, những di tích còn lại của những bộ khắc trên ván gỗ đầu tiên dường như bây giờ cũng khó có thể tìm lại được.

 Cho đến giữa thế kỉ XV, vào thời Lê sơ, triều đình đã cử thám hoa Lương Nhữ Hộc đi sứ sang Trung Quốc học được nghề khắc in trên ván gỗ và sau này khi về nước ông đã dạy truyền lại cho hai làng Hồng Lục và Liêu Chai quê ông hiện nay chính là Hải Dương. Nên cho đến tận ngày hôm nay ông vẫn được tôn là Ông Tổ của nghề khắc ván in tranh. Sang đến các thế kỉ sau, khi nghệ thuật văn hóa dân gian đạt đến đỉnh cao, cũng là lúc các dòng tranh khắc gỗ dân gian ra đời như tranh Đông Hồ, Hàng Trống,…Tuy nhiên cho đến tận ngày hôm nay các nhà sử học vẫn chưa tìm ra được những khắc bản gốc, đầu tiên để chứng minh về niên đại của của loại hình nghệ thuật này, dựa trên những khảo cổ đã tìm được thì có thể tranh khắc gỗ Việt Nam có thể đã bắt đầu từ thế kỷ XVI – XVII dưới thời Mạc hoặc Lê – Trịnh với dòng tranh Đông Hồ là sớm nhất.

Và cuối cùng một trong những dấu mốc quan trọng của dòng tranh chính là vào năm 1925 khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, đã tạo ra một bước đột phá quan trọng đó là chuyển từ tranh khắc gỗ dân gian sang tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam. Không còn giữ hoàn toàn những nguyên tắc trước đó, lúc này những nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam đã xuất hiện những ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây như bố cục, màu sắc, chất liệu,…Đặc biệt nếu như trước đây dòng tranh này thường được sử dụng trong việc thờ cúng, thì hiện nay chúng còn được sử dụng như một vật dụng trang hoàng nhà cửa, không gian của tại tư gia.

 

                           20110921130504 1          kham-pha-viet-nam-qua-nhung-tranh-khac-go          unnamed

Vật liệu tranh

Dòng tranh khắc gỗ Việt Nam thường sử dụng các loại gỗ như gỗ thừng mực, gỗ thị, gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ mỡ, gỗ giổi,…với từng ưu điểm được khai thác triệt để. Gỗ thừng mực sẽ có trọng lượng rất nhẹ, các thớ thì không rõ nét và mềm nên rất dễ khắc thế nhưng loại gỗ này cũng nhanh mòn, dễ mục nên thường dùng để khắc bản mảng. Gỗ thị thì mang lại những bản khắc rất lâu đời, có thể lên đến 150 năm mang giá trị kinh tế cao. Gỗ mít cũng rất dễ khắc thế nhưng do thường có mắt gỗ nên thường dùng để làm bản mảng. Gỗ vàng tâm thì thường để làm hoành phi, câu đối nên đây là loại gỗ có thể vừa dùng để khắc bản mảng vừa để khắc bản nét cũng đều được,…

Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cũng như sự ảnh hưởng của tranh khắc gỗ phương Tây và tranh khắc gỗ Nhật Bản nên vật liệu tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam cũng dần được thay đổi theo năm tháng. Hiện nay dòng tranh điêu khắc còn sử dụng các vật liệu mới gỗ MDF, thạch cao, đất sét trong đó bìa gỗ MDF ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.

Tiếp đến là phần đục dùng khắc trong tranh gỗ ở những dòng tranh khắc gỗ dân gian truyền thống sẽ là các mũi thép không cán, gọi là ve đươc phân thành 4 loại: Móng có lưỡi cong lòng máng rõ rệt; Thoảng có lưỡi chỉ hơi cong lòng máng; Thẳng có lưỡi phẳng; Dãy nền có lưỡi lòng máng mỗi loại sẽ được sử dụng tùy theo mục đích của người điêu khắc tranh. Còn đối với những dòng tranh điêu khắc hiện đại thì thường sử dụng bộ dao đục có cán với 4 kiểu chính: Chữ V; Lòng máng; Lòng máng chữ U; Dao trổ có cán để tỉa cho sắc nét.

 

           khactranh MLZO        8-1         10-1         12-1

 

Giá trị thực sự của dòng tranh khắc gỗ Việt Nam được thể hiện trên từng nét điêu khắc, từng độ nông sâu của một tác phẩm. Ngay từ dòng tranh khắc gỗ dân gian đã thể hiện được cái “hồn” vô cùng sâu sắc. Tuy rằng ở dòng tranh khắc gỗ hiện đại đã có nhiều sự thay đổi nhất định và chịu ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác nhau tuy nhiên chúng vẫn giàu chất trang trí Á Đông kết hợp với những đặc trưng trong nội dung Việt mộc mạc, bình dị. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tinh thần dân tộc một cách sâu sắc. Chính vì thế những người thưởng dòng tranh này và có thể thiểu hết được ý nghĩa các tác phẩm phải thực sự là một người có kiến thức uyên thâm và hiểu được những giá trí cốt lõi.

Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà ngày nay những làng nghề còn giữ nghề điêu khắc tranh gỗ đang dần bị thu hẹp lại, thậm chí nhiều làng nghề nổi tiếng trước đây đã biến mất thay thế bằng những khu công nghiệp, những nghề khác nhau. Chính vì thế các sản phẩm tranh khắc gỗ Việt Nam cũng vì thế mà dần ít đi. Tuy nhiên vẫn còn những họa sỹ đầy tâm huyết, yêu nghề vẫn cố gắng lưu giữ và truyền bá những giá trị nghệ thuật to lớn thông qua những tác phẩm của mình. Điều này giúp cho những thế hệ mai sau luôn được chiêm ngưỡng những tác phẩm của một dòng tranh mang ý nghĩa sâu sắc.

     

     nhung-chiec-o-71x120-cm-a-1476891102531       xuan-vung-cao-1476890984601

 

5.Tranh giấy dó  

Cùng với tranh sơn mài, lụa thì giấy dó là chất liệu đặc trưng của hội họa Việt Nam. Giấy dó là chất liệu có sức hấp dẫn, lôi cuốn, giàu tính biểu đạt và luôn tạo cảm hứng sáng tạo bởi nét nhẹ nhàng, tinh tế riêng có. Giấy dó được chế tác thủ công từ vỏ của cây dó, một loại cây thân gỗ có nhiều trên rừng núi Việt Nam. Nhựa trong rễ cây dó cổ thụ trăm năm, đọng lại cho trầm, một loại hương liệu quí đắt hơn vàng. Vỏ dó bóc từ cây dó đem về ngâm trong nước vôi cho nát rữa rồi được vò đập cho chất rã hết phần thịt, lọc lại chỉ còn xơ dó là xenluylo, sau đó đươc cho vào cối giã nát cho nhuyễn, hòa tan vào nước. Để làm giấy người ta pha thêm nước nhớt từ một loại vỏ cây khác rồi chao lên khuôn làm bằng loại mành tăm. Giấy dó một lớp goi là dó đơn, nhiều lớp gọi là kép. Tờ giấy dó có thể hai hoặc có khi dày đến bảy lớp tùy theo ý muốn người xử dụng, có thể bóc giấy ra nhiều lớp. Dó đơn nặng chừng 20gram/m2. Giấy được tẩy rửa bằng cách ngâm nước vôi nên sợi xennlulo không bị xâm hại. Giấy dó tốt có màu trắng ngà, mịn mặt

 

          img 20170317171708  27d96c4c955a48e90b8df5897263f82avcvs

 

 

     05-sac-que-29516-450          149557253 422165412195325 1862726643225319655 o          Thu-sang

     

 

Vẽ giấy dó cần nắm được “tính nết” của dó bởi chỉ cần nước đầu bút quá nhiều hay quá ít là tranh dễ bị hỏng. Người họa sỹ thường ví giấy dó như cô thiếu nữ khó tính, không dễ gần, nhưng khi biết cách gần thì cho cảm giác ngọt ngào của chất liệu tuyệt vời đến mức không ngờ tới. 1 Ảnh Vẽ trên dó người ta có thể dùng bột màu hoặc ome goat. Nhưng phải là loại dó dày kép 4 hoặc 5 trở lên. Cách vẽ này thường bít kín mặt giấy. Còn dùng màu nước (aquaren), mực nho và thêm các màu lấy từ thiên nhiên như nước vỏ cây vang, cây nhội, củ nâu, nước chè, cà phê, hoa hiên, quả dành v v…vẽ kiểu nhuộm dần, vẽ xong còn thấy mặt giấy thì có thể dùng lọai dó mỏng một lớp. Vẽ xong nhìn mặt tranh trong trẻo. Với tôi đó là cách khai thác được cao nhất giá trị của Dó.

 

     images 4         146139124 4003022603065788 1148950377068613186 n         images 5

 

 

 

 

phoong đáy

 

 

 

 

                               LOGO moi123                                  Xưởng Vẽ Hà Nội 

 

                               sản phẩm nghệ thuật

                                   _____&______

                               trải nghiêm sáng tạo

                    

                                   

                     Lỗ Giao_Việt Hùng_Đông Anh_Hà Nội

                            Hotline: 09 16 16 17 16

                     Email:[email protected]

                     Website:https://tranhdephanoi.com 

 

 

 

Đăng Ký Nhận Tin Khuyến Mãi

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Công ty(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Fanpage Facebook