Tranh khắc gỗ Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại

LOGO moi123

 Xưởng Vẽ Hà Nội

(Sản phẩm nghệ thuật & Trải nghiệm sáng tạo)

  Số điện thoại: 09.16.16.17.16

 [email protected]

Trang chủ»Tin Tức»Tranh khắc gỗ Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại

Tranh khắc gỗ Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại

 Tranh khắc gỗ Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại

Nguồn :Nguyễn Đức Hòa 21/07/2015

Ai đó từng ví von rằng: Tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam như cây cầu bắc từ quá khứ đến hiện tại, đồng thời đang được nối nhịp để vươn tới tương lai. Thông thường người ta chia vấn đề này ra làm hai phần: tranh dân gian thời phong kiến và tranh khắc gỗ hiện đại. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là suốt từ 1925 đến nay, từ Trường Mỹ thuật Đông Dương cho đến Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam bây giờ đều luôn coi trọng việc kết hợp phương pháp học tập khoa học, hiện đại của thế giới với tinh thần khai thác và sáng tạo từ vốn nghệ thuật truyền thống. Chủ trương sáng suốt và xuyên suốt trên đây đã cho phép tất cả các sinh viên mỹ thuật - các họa sỹ tương lai được thấm nhuần và phát huy những di sản mỹ thuật Việt cổ như sơn ta, điêu khắc đình chùa, đồ gốm và tranh dân gian…Soi vào các tranh dân gian cổ, chúng ta mới hiểu rằng đây là cả một khối gia tài phong phú.

 

                                                                     IMG 4766

 

                                                                                                          Gà đàn, tranh Đông Hồ

 

                                                                     IMG 4775

 

 

                                                                                                   Chăn trâu thổi sáo, tranh Đông Hồ

 

Các dòng tranh dân gian Việt Nam được đoán định ra đời sớm nhất từ khoảng thế kỷ XVI - XVII và lần lượt phân bố khắp cả nước, từ Bắc chí Nam, từ nông thôn (Đông Hồ) tới thành thị (tranh cúng Sài Gòn), từ kinh đô (Hàng Trống) hay ven đô (làng Sình), từ đồng bằng (Kim Hoàng) lên tận miền núi (tranh thờ miền núi Việt Bắc). Nội dung khá đa dạng nhằm phục vụ cho đủ nhu cầu của toàn thể dân chúng: từ thờ cúng, bùa chú, cầu phúc, vui chơi, châm biếm xã hội, minh họa tích truyện cổ… cho đến hình tượng các anh hùng dân tộc. Về kỹ thuật: phần lớn đó là tranh khắc gỗ in trên giấy dó, giấy bản, giấy điệp… với các mầu dân gian tự chế hay mầu phẩm. Kích thước tranh từ nhỏ như “lá mít” đến to hơn khổ A0, từ đơn chiếc tới tranh bộ, từ ngắn ngủn đến nối dài vài chục mét (tranh thờ miền núi). Cách in cũng phong phú: Đông Hồ in tất cả các công đoạn từ mầu tới nét, Hàng Trống và làng Sình chỉ in nét rồi tô tay bằng phẩm, Kim Hoàng in nhá lượt đầu để lấy cữ vẽ mầu rồi mới in nét chuẩn đè lên, riêng tranh cúng Sài Gòn chỉ in một lượt mầu đen… Nền tranh thường là nền giấy nhưng riêng Đông Hồ chế ra nền điệp rực rỡ và Kim Hoàng luôn in trên nền đỏ. Nét khắc có thể dày và thô mộc như Đông Hồ, lại có thể mảnh mai và uốn lượn khéo léo như Hàng Trống mà cũng có khi đậm đặc để tạo mảng như tranh cúng Sài Gòn. Mầu được vờn uyển chuyển mượt mà như Hàng Trống hay để lộ các nhát phệt bút như Kim Hoàng hoặc in chồng đè tạo chất như Đông Hồ…

 

                                                       Mai Anh

 

                                                                                                           Mai Anh,Bắt cá, khắc gỗ, 1995

 

Tranh dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ các bản khắc in minh họa kinh Phật, bùa chú đạo Lão và chịu ảnh hưởng từ tranh dân gian Trung Quốc nhưng đều đã Việt hóa do nhu cầu bản địa. Các tranh thuần Việt đặc sắc gồm có: Hứng dừa, Đánh ghen, Đấu vật, Chọi gà, Chọi trâu, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận của Đông Hồ, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu thoải, Chợ quê, Bản đồ canh nông của Hàng Trống, Lợn, Gà, Tiên tắm đồ của Kim Hoàng.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội nước ta chuyển biến đột ngột sang chế độ thuộc địa nhưng tranh khắc gỗ dân gian thì không: bộ Bách khoa thư bằng tranh (1908) với hơn 4000 hình khắc in về mọi mặt đời sống dân dã đã trở thành bước chuyển êm dịu, hấp dẫn. Sau đó, kể từ 1925, hiệu trưởng Victor Tardieu của trường Mỹ thuật Đông Dương đã luôn quán triệt phương châm: học mỹ thuật theo phương pháp khoa học, hiện đại đồng thời học hỏi để phát huy truyền thống. Kể từ đó, các tranh khắc gỗ Việt Nam, dù đổi mới-tân kỳ đến đâu chăng nữa thì cũng vẫn là tạo hình Việt, cảnh sắc Việt, hòa sắc Việt…

 

                                                         IMG 4811

 

 

                                                                                                             Tranh Hổ. Tranh Hàng Trống

 

 

                                                             IMG 4797

 

 

                                                                                                            Lý ngư vọng nguyệt.

 

Tranh Hàng Trống Truyền thống phương Tây khắc gỗ thớ dọc, chú trọng tả khối trong không gian mà truyền thống phương Đông (trong đó có Việt Nam) khắc thớ ngang, chú trọng tả mảng và nét, vậy mà hầu như chưa ai thấy tranh khắc nào của thời Đông Dương khắc thớ dọc cả- chỉ riêng điều này đã cho thấy dấu ấn rõ nét của Hiệu trưởng đầu tiên.Trong vòng 20 năm Mỹ thuật Đông Dương (1925- 1945) đã xuất hiện một số tranh khắc gỗ nổi tiếng như: Bến thuyền sông Hồng của An Sơn Đỗ Đức Thuận, Gội đầu của Trần Văn Cẩn và bộ tranh khắc gỗ về Truyện Kiều hội tụ những họa sỹ bậc nhất thời bấy giờ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Tôn Thất Đào…

 

                                                                            1. khac khuon

 

                                                                                                          Khắc ván in. Ảnh: Lê Bích

 

                                                             Nguyen Duc Hoa 3

 

 

                                                                                                  Nguyễn Đức Hòa, Trời mưa, khắc gỗ,1991

 

                                                            Pham Khac Quang

                                                                                           

                                                                                               Phạm Khắc Quang, Đồng bào I, khắc gỗ, 2015

 

Các tranh khắc gỗ thời này đều giàu chất trang trí Á Đông kết hợp với nét biểu cảm Việt chân chất, dung dị. Từ sau 1945 đến khoảng 1980 vẫn còn 2 họa sỹ thời Mỹ thuật Đông Dương làm nhiều tranh khắc gỗ là Nguyễn Tiến Chung và Nguyễn Trọng Hợp. Tiếp sau đó đến thế hệ các họa sỹ hầu như chuyên khắc gỗ: Vũ Duy Nghĩa, Phùng Phẩm, Nguyệt Nga, Trần Nguyên Đán, Đỗ Đức… với lượng đề tài và cá tính phong phú hơn, hiện đại hơn mà vẫn rõ bản sắc dân tộc. Đến cuối thế kỷ XX- đầu thế kỷ XXI xuất hiện các họa sỹ chuyên khắc gỗ như Mai Anh, Lưu Thế Hân, Đức Hòa, Nguyễn Văn Cường, Lê Quốc Việt, Vũ Bạch Liên… Tranh của họ đã cách tân nhiều hơn nữa về kỹ thuật và tạo hình nhưng vẫn giữ được hồn Việt. Đặc biệt kỹ thuật khắc phá bản mới du nhập đã được 3 họa sỹ Nghĩa Phương, Vũ Đình Tuấn và Khắc Quang thực hiện thành công một cách nhuần nhuyễn. Trong khi ấy ở phía Nam xuất hiện hai họa sỹ chuyên khắc gỗ đầy triển vọng là Thành Công và Tố Uyên.Truyền thống luôn song hành cùng hiện đại trong tranh khắc gỗ Việt Nam.

N.Đ.H (Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 6/2015)

 

                               LOGO moi123                                  Xưởng Vẽ Hà Nội 

 

                               sản phẩm nghệ thuật

                                   _____&______

                               trải nghiêm sáng tạo

                    

                                   

                     Lỗ Giao_Việt Hùng_Đông Anh_Hà Nội

                            Hotline: 09 16 16 17 16

                     Email:[email protected]

                     Website:https://tranhdephanoi.com 

 

 

 

Đăng Ký Nhận Tin Khuyến Mãi

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Công ty(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Fanpage Facebook